Các sứ mệnh Tên lửa đẩy GSLV Mark III

  • Tên lửa đẩy GSLV Mk III D2
  • Tên lửa phiên bản D1 đang được đưa ra bệ phóng
  • Tên lửa GSLV Mk III D1
  • Tên lửa GSLV Mk III M1
  • Tên lửa phiên bản M1 bên trong tòa nhà lắp ráp

X (Thử nghiệm bay dưới quỹ đạo)

Lần phóng thử đầu tiên của tên lửa GSLV Mk III diễn ra vào ngày 18/12/2014.[43] Tên lửa thử nghiệm mang theo module hồi quyển thử nghiệm (CARE) nhằm thử nghiệm việc quay trở lại bầu khí quyển của module chứa phi hành gia.[44]

Sau hơn 5 phút, module CARE đã được tách khỏi tên lửa ở độ cao 126 kilômét (78 mi). Trong thử nghiệm, vỏ chắn nhiệt của CARE đã chịu được nhiệt độ tối đa khoảng 1.000 °C (1.830 °F). Tại độ cao khoảng 15 kilômét (9,3 mi), dù của module được mở ra và module CARE đã hạ cánh xuống vịnh Bengal gần quần đảo Andaman và Nicobar và được trục vớt thành công.[45][46][47][48]

D1 (GSAT-19)

Chuyến bay vào quỹ đạo đầu tiên của GSLV Mk III được diễn ra vào ngày 5/6/2017,[49] mang theo vệ tinh liên lạc GSAT-19, đây cũng là tải trọng lớn nhất mà một tên lửa của Ấn Độ mang được lên quỹ đạo. Vệ tinh đã được đưa thành công vào quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh (GTO) ở độ cao 170 kilômét (110 mi).[50]

M1 (Chandrayaan-2)

Ngày 22/7/2019,[18][51] tên lửa GSLV Mark III đã đưa Chandrayaan-2-tàu thăm dò Mặt trăng thứ 2 của Ấn Độ lên vũ trụ. Tàu thăm dò bao gồm cả tàu chỉ huy trên quỹ đạo, tàu đổ bộ và xe tự hành.[52] Chandrayaan-2 là tàu vũ trụ có khối lượng lớn nhất do ISRO thiết kế.[53]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tên lửa đẩy GSLV Mark III http://indianspaceweb.blogspot.com/2010/01/l110-te... http://www.business-standard.com/article/current-a... http://www.dnaindia.com/scitech/report_isro-succes... http://economictimes.indiatimes.com/news/science/i... http://timesofindia.indiatimes.com/home/science/Is... http://timesofindia.indiatimes.com/india/Isro/laun... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2014-0... http://www.sawfnews.com/Health/70695.aspx http://www.spacelaunchreport.com/gslvmk3.html http://www.thehindu.com/sci-tech/article61220.ece